Sau khi kỳ thi kết thúc, nhiều học sinh không cảm thấy nhẹ nhõm mà thay vào đó là tình trạng trầm cảm, trống rỗng cảm xúc, uể oải, thậm chí chán nản. Hiện tượng này được các chuyên gia tâm lý gọi là “trầm cảm sau kỳ thi”.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau kỳ thi
Trầm cảm sau kỳ thi có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Trong thời gian ôn tập và thi cử, cơ thể học sinh sản sinh nhiều cortisol, hormone giúp các em tỉnh táo và tập trung. Khi kỳ thi kết thúc, mức cortisol đột ngột giảm mạnh dẫn đến cảm giác mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần, rối loạn giấc ngủ và trạng thái suy sụp nhẹ về cảm xúc.
Nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm sau kỳ thi</caption]
Cha mẹ nên làm gì khi con trầm cảm sau kỳ thi?
Các chuyên gia tâm lý đưa ra 5 bước giúp cha mẹ hỗ trợ con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đầu tiên, cha mẹ cần thừa nhận và xác nhận cảm xúc của con. Hãy cho con biết rằng cảm thấy trống rỗng, lo lắng hay chán nản sau một sự kiện lớn như kỳ thi là hoàn toàn bình thường.
Thứ hai, khuyến khích con tham gia hoạt động thể chất. Tập thể dục giúp tăng serotonin, chất dẫn truyền thần kinh cải thiện tâm trạng, năng lượng và sức khỏe tinh thần.
Thứ ba, để con ngủ bù hợp lý. Thiếu ngủ là hệ quả phổ biến trong mùa thi, hãy để con ngủ bù, thậm chí là ngủ trưa, nhưng cũng cần tái thiết lập thói quen ngủ khoa học.
Cha mẹ có thể giúp con hồi phục cảm xúc, lấy lại cân bằng sau kỳ thi với những hành động đơn giản</caption]
Thứ tư, khơi dậy niềm vui từ sở thích cá nhân. Khuyến khích con quay lại với các sở thích từng bị “bỏ quên” như vẽ, chơi nhạc, đọc sách hay tụ họp với bạn bè.
Cuối cùng, khen ngợi nỗ lực của con. Thay vì chỉ tập trung vào điểm số, hãy công nhận quá trình nỗ lực, sự kiên trì vượt qua áp lực của con.
Kỳ thi không chỉ là vấn đề tri thức mà còn là hành trình cảm xúc đầy thử thách. Khi kỳ thi kết thúc, điều học sinh cần nhất không phải là sự hối thúc bước tiếp, mà là một khoảng lặng để hồi phục, cả về thể chất lẫn tinh thần.